(Ảnh minh họa: ngaynay,vn)
Trong đó, Chỉ số Giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (cho doanh nghiệp) đạt trên 7,00 điểm (tăng tối thiểu 0,15 điểm so với năm 2022); Chỉ số Đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường có điểm số đạt trên 5,50 điểm (tăng tối thiểu 0,27 điểm so với năm 2022); Chỉ số Vai trò lãnh đạo của chính quyền tỉnh trong thúc đẩy thực hành Xanh có điểm số đạt trên 5,00 điểm (tăng tối thiểu 1,41 điểm so với năm 2022); Chỉ số Chính sách và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường có điểm số đạt trên 3,00 điểm (tăng tối thiểu 1,42 điểm so với năm 2022).
Để đạt được mục tiêu đề ra, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung triển khai các biện pháp trong việc thực hiện xanh hóa sản xuất, thương mại, dịch vụ và tiêu dùng; thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp theo định hướng kinh tế xanh. Tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư theo định hướng tái cấu trúc kinh tế để đẩy nhanh quá trình phát triển theo mô hình kinh tế xanh; thu hút đầu tư tư nhân vào lĩnh vực phát triển xanh; hình thành chính sách khuyến khích thu hút đầu tư, đổi mới công nghệ gắn với sử dụng tiết kiệm,hiệu quả năng lượng.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh quy hoạch và phát triển khu công nghiệp, khu đô thị theo hướng sinh thái. Quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị theo hướng sinh thái với các quy mô đa dạng; nghiên cứu xây dựng quy định yêu cầu các chủ đầu tư ứng dụng công nghệ xanh, sử dụng tiết kiệm năng lượng, các vật liệu thân thiện với môi trường. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, lập kế hoạch cải tạo đô thị theo tiêu chuẩn đô thị bền vững; xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, áp dụng các công nghệ, sản phẩm mới thân thiện với môi trường.
Phát triển khoa học công nghệ, đào tạo lực lượng lao động xanh và thúc đẩy tiêu dùng xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn. Lựa chọn, xây dựng và triển khai áp dụng các mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ thích hợp thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh; xây dựng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong việc sử dụng năng lượng sạch/năng lượng tái tạo, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Thực hiện mô hình sản xuất theo chu trình sinh thái khép kín, ít chất thải, ứng dụng công nghệ xử lý nước thải, khí thải cho các làng nghề; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực doanh nghiệp để cải thiện hoạt động môi trường, đào tạo nhân lực kỹ thuật trong các nghề thuộc lĩnh vực kinh tế xanh.
Tăng cường công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, kiểm soát và khuyến khích sử dụng tiết kiệm năng lượng. Tiếp tục thực hiện Đề án tổng thể bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Ninh; xử lý các điểm ô nhiễm môi trường theo Đề án cụ thể như: Phong Khê, Văn Môn, Khắc Niệm và đầu tư hệ thống xử lý nước thải ở các huyện, thị xã theo kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt. Nâng cao tỷ lệ tái sử dụng hoặc tái chế rác thải sinh hoạt và cải thiện môi trường làng nghề và khu vực nông thôn; quản lý và khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên./.