Kế thừa truyền thống yêu nước, hiếu học của dòng họ, lớn lên trên mảnh đất “địa linh nhân kiệt” của xứ Kinh Bắc, ngay từ nhỏ, Nguyễn Văn Cừ đã thể hiện tứ chất thông minh và bản lĩnh kiên cường, bất khuất.

Ngày 17/6/1929, Hội nghị thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng được triệu tập. Hội nghị quyết định tuyển lựa những người tiên tiến nhất trong Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên để kết nạp vào Đảng. Sau Hội nghị, Nguyễn Văn Cừ được công nhận là đảng viên cộng sản. Tháng 3 năm 1938, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ V, đồng chí được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng,  khi đó đồng chí mới 26 tuổi.

Vốn mang trong dòng máu của mình,truyền thống hiếu học của gia đình bên nội và bên ngoại, nên ngay từ khi còn nhỏ tuổi học ở làng quê cho đến lúc hy sinh, không bao giờ Nguyễn Văn Cừ quên việc tự vun đắp, làm giầu kiến thức cho mình bằng nhiều cách học: học ở trường, tự học, học trong sách, học bạn bè, đồng chí, đồng bào. Học trong thực tiễn, tổng kết thực tiễn, học ở trường đời đấu tranh. Đồng chí là tấm gương sang ngời về “ Học- Học nữa-  Học mãi” cho cán bộ, đảng viên và mọi người noi theo. Bất kỳ trong hoàn cảnh nào, cho dù nghiệt ngã như thế nào, đồng chí cũng tự học: Học trong lao động vô cùng cực khổ, khi đi vào phong trào công nhân mỏ than ở vùng Đông Bắc để vận động công nhân và tự cải tạo và rèn luyện mình thành người cộng sản chân chính. Học cả trong những năm tháng tù đầy khi mang án tử hình ở trong các nhà tù Hỏa Lò, Côn Đảo, Khám Lớn Sài Gòn, với niềm tin mãnh liệt khi thoát khỏi giam cầm đó sẽ có nhiều kiến thức để phục vụ cách mạng. Đồng chí ham học và học toàn diện: văn hóa, ngoại ngữ, chính trị, lý luận Mác-Lênin.

Lên 6 tuổi, Nguyễn Văn Cừ được ông ngoại là cụ Nguyễn Thực( còn gọi là cụ Tú Ba) dậy chứ nho. Anh thông minh, tiếp thu bài học rất nhanh, nhưng vẫn chăm chỉ học hành. Trong lớp, khác với các bạn học cùng tuổi, anh thường hay hỏi thầy về các chữ khó hoặc về các điển tích, đồng thời cũng hay phát biểu ý kiến riêng của mình trong học tập, sinh hoạt. Ngoài giờ học, anh hỏi riêng ông ngoại rất nhiều, nhằm hiểu sâu thêm, rộng thêm bài học, đôi khi cũng tỏ ra “bướng bỉnh cãi lại”, nên ông ngoại đặt tên cho anh là Bẩy Biêu. Lên 8 tuổi , thấy anh thông minh, nhanh nhẹn, giảng đâu biết đấy, cụ Tú Ba quyết định cho anh đi học chữ Quốc Ngữ ở trường tiểu học Phủ Từ Sơn. Tuy là học trò nhỏ nhất lớp, nhưng bao giờ điểm học tập và hạnh kiểm của anh cũng đứng đầu lớp. Thầy Thiện - Hiệu trưởng, thầy kình rất quý mến anh, không chỉ vì học giỏi, mà cả vì thái độ đúng mực, nghiêm túc trong học tập, sự suy xét bình tĩnh, nói năng dứt khoát, mạch lạc, lưu loát khi thầy giáo hỏi bài. Đối với những bạn học kém, anh sẵn sàng giúp đỡ, Ba năm học ở trường tiểu học Từ Sơn năm nào anh cũng được xếp loại học sinh giỏi. Bạn bè suy tôn anh là”cây chuyện”. Anh ham mê đọc Tam Quốc, Thủy Hử, Những người khốn khổ. Do đó cụ Tú Ba quyết định cho Nguyễn Văn Cừ ra thị xã Bắc Ninh học ở trường sơ học Pháp- Việt. Hai năm sau, anh thi đỗ hết bậc tiểu học, với tấm bằng loại ưu. Năm đó, Nguyễn Văn Cừ 13 tuổi. Vì có khó khăn về kinh tế, anh phải đi dạy học tư, vừa để kiếm sống, vừa để ôn thi vào trường trung học khi có điều kiện

Mùa thu năm 1927, Nguyễn Văn Cừ thi vào trường “bảo hộ” ở Hà Nội còn gọi là trường Bưởi ( hiện nay là trường trung học phổ thông Chu Văn An”, là trường học lớn nhất miền Bắc nước ta lúc bấy giờ. Anh đỗ loại giỏi, nên được nhà trường cấp học bổng toàn phần và ở ký túc xá. Những năm học ở trường Bưởi, bao giờ anh cũng là học sinh xuất sắc nhất lớp. Vì tham gia hoạt động cách mạng nên anh bị đuổi khỏi trường Bưởi, anh rất luyến tiếc phải xa bè bạn và môi trường hoạt động luôn sôi nổi đó của tuổi trẻ.

Về quê hương thân yêu, để kiếm sống, anh đi dạy học tư. Sau những giờ dạy học hoặc trong những ngày nghỉ, anh thường đi đến các gia đình trong xóm, ngoài làng để tìm hiểu thêm về đời sống và sinh hoạt của bà con. Do đó, dân làng yêu mến, tin tưởng anh như những người trong gia đình.

Bước vào con đường hoạt động cách mạng, đồng chí Nguyễn Văn Cừ luôn phải hoạt động trong điều kiện bí mật, bất hợp pháp, không thể theo học một cách có hệ thống và không qua một trường lớp cơ bản nào. Nhưng bằng con đường tự học, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, trong hầm than lao động nặng nhọc, điều kiện sống kham khổ, bệnh tật hành hạ… song đồng chí vẫn tích cực học tập. Cùng với trí nhớ tuyệt vời và sự say mê nghiên cứu, Nguyễn Văn Cừ đã nghiền ngẫm và thuộc lòng từng câu, từng chữ, nhận thức sâu sắc những quan điểm cơ bản của Đảng trong bản Luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú khởi thảo- tháng 10/1930.

Tháng 7/1939, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ đã tạm lánh trên gác xép trên sân thượng của Nhà băng Đông Dương, chỗ ở của đồng chí Bếp Thi,  một cơ sở của Đảng, làm công việc nấu ăn cho nhân viên nhà băng,viết cuốn Tự chỉ trích.

Với bút danh Trí Cường, cuốn Tự chỉ trích ra đời lúc đó đã kịp thời uoonnnnns nắn những lệch lạc của phong trào dân chủ, tăng cường sự thống nhất ý chí và hành động trong Đảng. Tự chỉ trích mang tính Đảng sâu sắc, tính chiến đấu rất cao, là một đống góp có giá trị vào kho tàng lý luận của Đảng ta.

Trong chốn lao tù đế quốc, Nguyễn Văn Cừ đã cùng các đồng chí biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng.

Tại nhà tù Hỏa Lò “Hà Nội”, Nguyễn Văn Cừ lao ngay vào học tập lý luận, chính trị một cách kiên trì, tự giác. Đối với đồng chí, những ngày bị đế quốc giam cầm trong bốn bức tường là thời gian tranh thủ học tập. Tại đây, đồng chí đã gặp đồng chí Đặng Xuân Khu( Trường Chinh), đồng chí Bùi Xuân Mẫn và một số chiến sỹ cộng sản khác. Đồng chí say sưa học tập và đọc những tài liệu mà anh em cộng sản đã được học. Đồng chí nghiền ngẫm và đọc kỹ bản Luận Cương chính trị của Đảng do đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư Khổi thảo và được Ban Chấp hành Trung ương thông qua 10/1930. Đồng thời đồng chí tìm mọi cách truyền đạt cho những đồng chí của mình và các bạn tù khác những nội dung cơ bản của Luận Cương.

Ổ nhà tù Côn Đảo, nơi địa ngục trần gian, ngoài những giờ lao động khổ sai, Nguyễn Văn Cừ cùng với các đồng chí của mình chỉ nghỉ ngơi chốc lát để lấy lại sức, rồi lại lao vào học tập văn hóa, lý luận và tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm trong quả trình đấu tranh cách mạng. Đồng chí ra sức học tập các đồng chí có trình độ cao hơn, mà các đồng chí thường gọi là”giáo sư đỏ”. Đồng chí học rất kiên trì, nhẫn nại và tiếp thu nhanh, Đồng chí tiếp tục học tiếng Pháp để có thể đọc trực tiếp được các tác phẩm của Chủ nghĩa Mác-Lênin. Đồng chi đã cùng tham gia dịch một số tác phẩm kinh điển như Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, Làm gì, những nguyên lý của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư Bản luận và nhiều sách báo của Quốc tế cộng sản, của Đảng cộng sản Pháp đã được dịch ra tiếng Việt để phục vụ cho việc học tập.

Nhờ có tình cảm cách mạng và trí nhớ tốt, Nguyễn Văn Cừ đã cùng một số các đồng chí khác nhớ và chép lại bản Luận Cương chính trị của Đảng. Trong giảng dạy, đồng chí thường gắn lý luận với tình hình thực tiễn cách mạng nước ta. Nên anh em rất thích và tích cực học tập. Tại các lớp học , Nguyễn Văn Cừ đã cùng với một số đồng chí khác trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn anh em học tập. Để mở rộng việc giáo dục đường lối của Đảng và chủ nghĩa Mác-Lênin cho anh em tù chính trị. Chi bộ Banh 2 quyết định ra tờ báo viết tay lấy tên Ý kiến chung. Đồng chí Nguyễn Văn Cừ là cây bút thường xuyên, có nhiều bài viết nêu những vấn đề thiết thực để thảo luận, hướng dẫn chung, phổ biến những kinh nghiệm đấu tranh…đồng chí còn chủ trì tập san “Người tù đỏ” ở Banh 1.

Đồng chí là tấm gương sáng về tinh thần học tập , rèn luyện vươn lên không ngừng từ khi còn nhỏ tới lúc bước chân vào con đường hoạt dộng cách mạng cho đến lúc hy sinh. Nguyễn Văn Cừ đã miệt mài học tập, rèn luyện trong thực tiễn dấu tranh cách mạng, từng bước trang bị cho mình lý luận cách mạng, trở thành người lãnh đạo cao  nhất của Đảng. Đồng chí không quản ngại gian khổ, hiểm nguy, luôn biết kết hợp giữa thực tiễn sinh động với lý luận khoa học, giải quyết những vấn đề cơ bản mà cách mạng đặt ra, nhất là trong những hoàn cảnh gay go, phức tạp. Trong thời kỳ vận động dân chủ (1936-1939), Đảng ta đã vượt qua biết bao trở lực, khó khăn, tạo nên một cao trào cách mạng sôi nổi, cuốn hút hàng triệu quần chúng tham gia. Thành công đó có đống góp trí tuệ, sức lực to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Cừ.

Nhận thức sâu sắc lời dạy của Bác Hồ “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, mỗi người chúng ta, trước hết là mỗi cán bộ, đảng viên hãy ra sức học tập, noi theo tấm gương học tập của đồng chí Nguyễn Văn Cừ. Quyết tâm thực hiện chủ trương của Đảng “ giáo dục cho mọi người” bằng nhiều hình thức, biến “ cả nước trở thành một xã hội học tập”, hướng tới  một đất nước văn minh, hiện đại và phát triển “sánh vai với các cường quốc năm châu”./.

                                                                                                                                                                    

                                                               

Theo Đỗ Ngọc Uẩn