Nguồn vốn của ngành Ngân hàng đã giúp nhiều doanh nghiệp ở Bắc Ninh vượt qua khó khăn. Ảnh: Phan Anh

 

Trong đó, tiền gửi của tổ chức đạt 59.169 tỷ đồng, tăng 22,3% so cuối năm 2019, chiếm tỷ trọng 41,9% tổng huy động. Theo các chuyên gia, nguyên nhân tiền gửi tổ chức tăng cao do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh trì trệ, đồng vốn không quay vòng được, nhiều doanh nghiệp, tổ chức gửi tiền tại ngân hàng nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn. Tổng số tiền gửi của cá nhân đạt 79.632 tỷ đồng, tăng 8,1% so cuối năm 2019, chiếm tỷ trọng 56,4%; Nguồn vốn huy động khác (bao gồm vốn tài trợ ủy thác đầu tư, tiền gửi của các TCTD khác, tiền gửi của các định chế tài chính…) là 2.470 tỷ đồng, giảm 4,1% so cuối năm 2019, chiếm tỷ trọng 1,7%. 

Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, một số ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã áp dụng chính sách cộng lãi suất huy động khi khách hàng gửi tiết kiệm qua kênh online đồng thời vẫn bảo đảm tuân thủ trần lãi suất của NHNN Việt Nam như: 4 Chi nhánh của Vietinbank (Bắc Ninh, Quế Võ, Từ Sơn, KCN Tiên Sơn) cộng 0,2-0,3%/năm với kỳ hạn 3 tháng trở lên; Chi nhánh NH BIDV cộng 0,2%/năm với tiền gửi có kỳ hạn...

Tính đến cuối tháng 4, tổng dư nợ cho vay của toàn ngành Ngân hàng đạt 88.808 tỷ đồng, giảm 0,8% so cuối năm 2019. Trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 55.102 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 62%, dư nợ cho vay trung, dài hạn đạt 33.706 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 38%. Nhìn chung, cơ cấu tín dụng vẫn duy trì theo hướng tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đặc biệt là những lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ và của tỉnh./.

Phan Anh